Ảo thuật gia hỏi khán giả 1 con số nào đó.Khán giả định nói thì ảo thuật gia bảo khoan,lấy bút chì viết trước rùi trả lời.Xong khán giả nói ra con số họ chọn thì ông ảo thuật gia đưa cho tờ giấy ghi đúng con số mà mình nghĩ.Thật là tài. Cách làm,trò này dễ thôi các bạn,thực ra khi cầm bút chì chỉ là giả vờ viết thôi.Khi mà người ta nói thật thì ông mới viết vào.Bạn ần có 1 cái ngòi bút chỉ đẻ vào ngón tay cái(dán vào cũng được) .1 cái bút chì và 1 tờ giấy.Đầu tiện bạn hãy bảo khán giả hãy nghĩ ra nhưng con số trong đầu (hoặc cái gì cũng được,đâu phải cứ là số không ) rồi bảo họ không được nói ra.Trong lúc ấy bạn lấy cây bút chì giả vờ viết.Xong bảo họ hãy nói con số họ nghĩ ra.Khi họ đọc phải ghi thật nhanh bằng ngòi bút đã gắn vào ngón tay rồi đưa ra.Không được để khán giả nhìn thấy ngón cái nhé.chúc thành công.;)
Có một trò cực hay mà lại cực dễ làm, bà con thử làm nhen, xác xuất thành công cực cao nhưng nhớ là chỉ được làm một lần thui, làm nhiều lần lộ tẩy chít . Trò này mình sưu tầm trên truyện . Trước hết hãy cùng xem thử, trò này gọi là trò “đoán ý”. Hãy cùng chú ý câu chuyện sau đây: Ông ta gọi tôi từ hàng ghế khán giả, nói rằng tôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong trò ảo thuật của ông. Sự tò mò đã khiến tôi nhận lời ngay lập tức, mặc dù với tôi, ảo thuật chỉ là một trò bịp không hơn không kém. Ông yêu cầu tôi trả lời thành thật 3 câu hỏi của ông. Tôi đồng ý với một sự hoài nghi pha lẫn thú vị. Ông lấy mảnh giấy trong tay ra rồi đề nghị tôi hãy chờ ông viết đáp án xong rồi mới trả lời. Câu đầu tiên là:”Cậu thích nhất con vật nào?”. Ông ấy viết hý hoáy vào mảnh giấy rồi mới để tôi trả lời. “Con chó.”. “Quả đúng như tôi nghĩ…”, ông nở nụ cười bí hiểm và đặt mẩu giấy trên tay xuống bàn. Một thoáng bất ngờ hiện ra trên khuôn mặt tôi. Không để tôi định thần, ông tiếp “Cậu đang làm nghề gì?”. Một thoáng chần chừ, tôi lén nhìn vào mảnh giấy của ông nhưng không hề thấy cái gì cả. Tiếng bút ghi sột soạt làm tôi thật khó chịu. “Bác sĩ”, tôi đắc thắng. Trông tôi không giống một bác sĩ chút nào cả, hơn nữa, bác sĩ ai lại đi chơi vào lúc này cơ chứ? “Tốt, không sai một tẹo nào”, ông vẫn tiếp tục khiêu khích tôi. Tôi cảm thấy từng mạch máu trên người đập rõ mồn một, mồ hôi chảy từng giọt trên má. Không, không thể như thế được, tôi thể không tin vào cái sự vô lý, phản khoa học ở đây. Câu 3:” Cậu thích ăn cơm hay ăn mì?”. “Cơm!”, tôi đáp ngay sau khi ông viết. Ông lại cười phá lên, đưa ngón tay lên mảnh giấy là giọng biểu lộ rõ vẻ chiến thắng. Tôi trợn tròn mắt, miệng há hốc, không còn vẻ tự tin đạo mạo như ban đầu nữa. Định thần lại, tôi hồi hộp xem đáp án của ông. Kết quả đúng 100% những gì tôi đã nói. 3 mảnh giấy đề chữ “cơm”, “con chó” và “bác sĩ” hiện ra ngay trước mặt, không sai một chữ. Thần giao cách cảm chăng? Tất nhiên là chả có cái thần giao cách cảm gì ở đây cả, đã gọi là ảo thuật mừ. Nhưng câu chuyện trên là có thật, vậy đâu là giả, đâu là thật, đâu là bí quyết của nhà ảo thuật trên? Hãy đọc lại thật kỹ câu chuyện trên, chú ý kỹ các chi tiết bất thường về cách chơi, các câu hỏi. Các câu hỏi gợi ý: 1. Vì sao nhân vật “tôi” phải” trả lời sau khi nhà ảo thuật ghi đáp án? 2. Vì sao lại phải có 3 câu hỏi mà không phải là 4 hay 2? 3. Có sự khác nhau ở các câu hỏi, có thể thay đổi trình tự các câu hỏi được không? 4. Có một thứ ở trên không theo trình tự, có thể là cái gì? Các câu hỏi trên nghe qua thì thấy rất vô nghĩa nhưng nó chính là đầu mối quan trọng để phá tan bức màn của trò ảo thuật này. Đôi khi, để giải quyết những vấn đề phức tạp như vậy phải bắt đầu từ nhưng việc đơn giản như thế . Nào nếu ai suy nghĩ không ra thì hãy nghía xem đáp án sau: Thực chất ở đây không có lấy một thần giao cách cảm gì cả. Đây chỉ là một mánh nhỏ nhưng cực kỳ hiệu quả vủa nhà ảo thuật. Mánh này đã từng được sử dụng nhiều lần rồi nhưng có lẽ ít ai có thể nhận thấy ngay được. Nhà ảo thuật đã không trả lời đúng theo trình tự câu hỏi, nghĩa là đáp án ông viết trong từng câu hỏi không phải để trả lời cho câu hỏi đó. Hãy để ý, câu hói thứ 3 là một câu hỏi theo lối 50-50, do đó khả năng trả lời đúng là 50%. Nhà ảo thuật đã trả lời câu hỏi thứ ba trước. Tóm lại, trình tự của trò này như sau: khi hỏi câu số 1, nhà ảo thuật sẽ viết đáp án vào mảnh giấy là “CƠM” (để trả lời cho câu thứ 3), lúc này chúng ta lại tưởng ông đang viết đáp án cho câu số 1. Tiếp theo, trong phần đáp án của câu thứ 2, ông lại viết đáp án của câu thứ 1, vì lúc này ông đã biết đáp án của câu 1 rồi. Tiếp tục là câu sô 3, ông sẽ viết đáp án ở câu số 2. Vậy là khi lật các mảnh giấy ra, thật bất ngờ, đáp án đúng với các câu trả lời ở trước. Hoặc tệ nhất thì cũng sẽ đúng 2/3 câu. Cuối cùng thì cũng chẳng có thần giao cách cảm gì cả. Chỉ cần tỉnh táo một chút là có thể nhận ra ngay thôi. Khi làm cần chú ý hướng người xem vào thao tác trả lời, làm sao để cho người ta tưởng là mình đang trả lời đúng câu hỏi đó.